Thứ Ba, 16 tháng 9, 2008

Điều trị Chân khoèo bẩm sinh







Bài tuyên truyền giáo dục sức khoẻ

ĐIỀU TRỊ DỊ TẬT CHÂN KHOÈO BẨM SINH
------------

Cử nhân Trương Văn Chiến
Phòng Điều Dưỡng Bệnh viện Cà Mau

KHÁI NIỆM CHÂN KHOÈO BẨM SINH:
- Chân khoèo bẩm sinh là dị tật bẩm sinh ở bàn chân trẻ sơ sinh, thấy từ lúc lọt lòng mẹ. Chân khoèo bẩm sinh hay dân gian còn gọi là tật nhón gót - lật bàn: Bàn chân bị lật đưa vào trong và hướng lên trên, các ngón chân vẹo vào trong và hướng ra sau. Trường hợp nặng ngón chân đưa ngược lên trên gần đụng cả cẳng chân, tạo nếp gấp sâu ở giửa lòng bàn chân. Về mặt giải phẩu bàn bị gập lòng ở cổ chân, lật trong và áp ở khớp sên gót và khớp giửa xương bàn. Xuất độ 0,5-2/1000, nam 70%, bị cả 2 chân 50%

- Chân khoèo bẩm sinh là dị tật dể chẩn đoán, nếu điều trị sớm ngay sau sinh, có kết quả tốt. Điều trị trể hay điều trị không đúng cách để lại cho trẻ khuyết tật: Trẻ có dáng đi khập khểnh, bàn chân bị lật vào trong, chịu sức bờ ngoài bàn chân, teo cơ, yếu cơ………Hoặc phải mổ giải phóng biến dạng rất tốn kém, nhưng cũng khó giải quyết hết biến dạng do đã teo cơ, yếu cơ, cứng khớp.

Trước nay người nhà bệnh nhi thường để trẻ chân khoèo bẩm sinh sau 01 hoặc vài tháng tuổi mới đưa đi điều trị hoặc điều trị dân gian không đúng cách, để lại khuyết tật cho trẻ, hoặc đi TP HCM điều trị rất tốn kém. Đó là quan niệm sai lầm. Điều trị dị tật chân khoèo bẩm sinh hiệu quả nhất là ngay sau sinh và trong những tháng đầu sau sinh.

CÁCH PHÁT HIỆN CHÂN KHOÈO BẨM SINH:
- Biến dạng dị tật bàn chân khoèo bẩm sinh thấy từ lúc lọt lòng mẹ, sau khi sinh xem ngay bàn chân trẻ có bình thường không? Có bị vẹo vào trong hay ra ngoài không? Dựng đứng lên bàn chân có tiếp xúc tốt mặt bàn không?

- Chân khoèo bẩm sinh là dị tật dể chẩn đoán, là sự kết hợp 03 biến dạng: chân ngựa (equinus), vẹo vào (varus ), bàn ngón đưa vào trong ( adduction ), các biến dạng xoay quanh xương sên.

ĐIỀU TRỊ :
* Bảo tồn : - Bắt đầu ngay sau sinh
- Nắn kéo dãn các cơ cấu sợi bị co rút
- Nhẹ tay tôn trọng cấu trúc xương khớp phần lớn vẫn còn dạng sụn non
- Băng dính lúc sơ sinh, sau đó có thể nẹp bột hoặc nẹp kim loại nhiều lần
Kỷ thuật điều trị bảo tồn :
- Nắn sửa : Dựa trên cơ chế bệnh lý gồm sửa 3 biến dạng :
+ Gập lòng cổ chân : do thay đổi bệnh lý cấu trúc quanh khớp
cổ chân, bàn chân chúi xuống
+ Lật trong : cả gót chân và bàn chân lật vào trong, lòng bàn chân nhìn ra sau
+ Áp : bàn ngón chân đưa vào trong, khối xương gót, xương sên, các xương trước xương sên đưa vào trong
- Cố định : Là khâu quan trọng. Cố định với băng dính và băng thun dính sau đó với nẹp bột
- Sửa chủ động : Kích thích vận động chủ động nhóm cơ gập lưng và lật ngoài bàn chân, kéo dãn bằng trọng lực thông qua hoạt động.


* Phẩu thuật: Khi điều trị trể hoặc điều trị bảo tồn không kết quả, sau phẩu thật vẩn phải tập vật lý trị liệu nhưng cũng khó giải quyết hết dáng đi xấu do đã yếu cơ, cứng khớp

TAI BIẾN VÀ BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG:

* Tai biến trong điều trị:
- Tổn thương cấu trúc xương khớp do nắn sửa thô bạo
- Chèn ép mạch, trầy xước da khi cố định
- Dị ứng băng dính


*Biện pháp đề phòng:
Nắm vững kỷ thuật, nhẹ tay, xem lại sau 20 phút cố định , hướng dẩn người nhà cách phát hiện chèn ép, dầu oil jonson & jonson hoặc oil pureen làm dịu da
Tóm lại: điều trị trẻ chân khoèo bẩm sinh sớm sẽ có kết quả tốt, hết dị tật biến dạng. Khi phát hiện trẻ em có dị tật chân khoèo bẩm sinh nên đưa trẻ đến khám và điều trị sớm tại khoa Vật Lý Trị Liệu-Phục Hồi Chức Năng Bệnh Viện Cà Mau.



Thứ Tư, 3 tháng 9, 2008

ĐẤT MŨI CÀ MAU

Khởi đầu một sân chơi mới!
Hy vọng kết thân nhiều bạn tốt!